Dự án này sẽ bảo vệ 1.600 ha đất đô thị với khoảng 25.000 dân, đồng thời sẽ chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội cho thành phố.
UBND thành phố có tờ trình gửi Thường trực HĐND TP quyết định có chủ trương đầu tư dự án bờ tả sông Sài Gòn, từ đoạn rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm.
Mục tiêu của dự án này theo UBND TP là chống nước tràn do lũ từ thượng nguồn, do triều cường và đồng thời thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo 1.600 ha đất đô thị với khoảng 25.000 dân ở bờ tả của sông Sài Gòn. Quận thủ đức và quận 2 là phạm vi của dự án thực hiện, cùng với đó dự án này sẽ kết hợp chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường tạo điều kiện một cách thuận lợi về việc phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho đời sống người dân trên địa bàn được nâng cao.
Về quy mô của dự án, sẽ xây dựng một bờ kè kèm theo với cống dài 8,2 km, đỉnh kè cao 2,7 m. Số tiền đầu tư cho dự án này là gần 993 tỉ đồng, trong đó ngân sách TP hơn 404 tỉ đồng, ngân sách của trung ương với số tiền hơn 588 tỉ đồng. Thời gian để hoàn thành dự án từ năm 2016 đến năm 2020.
Hiện tượng ngập úng trên đường Lương Định Của
Vào tháng 8 năm 2015 liên quan đến dự án này, HĐND TP đã có nghị quyết số 08 thống nhất được chủ trương đầu tư với mức kinh phí 993 tỉ đồng, vốn trung ương sẽ đóng góp 750 tỉ đồng, vốn của ngân sách thành phố là gần 243 tỉ đồng. HĐND TP giao cho UBND TP hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công. Theo tờ trình, UBND TP đã điều chỉnh nguồn vốn của trung ương xuống và nguồn vốn của TP tăng lên.
Ông Huỳnh Thanh Nhân là Bí thư Quận ủy quận Thủ Đức là địa phương thuộc dự án, ông đã kiến nghị sớm triển khai dự án bờ tả sông Sài Gòn để giải quyết bài toán sạt lở và chống ngập úng. Phó Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập tại TP là ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng cũng đã thông tin trên địa bàn quận có nhiều khu vực thấp hơn đỉnh triều 1,3m nên khi đỉnh triều lên cao là sự cố ngập sẽ diễn ra. Cùng với đó, đã 40-50 năm nay hệ thống cống thoát nước trên địa bàn chưa được nâng cấp, nhiều tuyến đường thậm chí còn không có cống thoát nước. Riêng với rạch Cầu Ngang sẽ không được tự động nạo vét, chỉnh trang một cách căn cơ nên khi trời mưa sẽ không đảm bảo quá trình thoát nước cho các tuyến đường trung tâm. Ông Dũng cũng cho hay để giải quyết ngập cho Thủ Đức thì ngoài việc hoàn thành cống để kiểm soát chiều, khai thông hệ thống kênh rạch còn phải đảm bảo hoàn thành tuyến đê bao bờ tả sông Sài Gòn ở vị trí dọc theo Thủ Đức.
Sau khi UBND TP có tờ trình, Ban kinh tế - Ngân sách HĐND TP cùng các sở, ban, nghành đã tiến hành một buổi khảo sát dự án. Ông Nguyễn Văn Lâm Phó trưởng Ban Kinh Tế - Ngân Sách HĐND TP cho biết đã báo cáo thường trực HĐND TP theo hướng ủng hộ để UBND có thể sớm triển khai dự án. Ngoài ra, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP yêu cầu chủ đầu tư cần khảo sát cụ thể và đồng thời có văn bản gửi UBND TP để có biện pháp, chế tài với các cá nhân, doanh nghiệp có nhà hoặc đất bị lấn chiếm dọc bờ sông. Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP sẽ phải thực hiện dự án đồng bộ với các dự án đã được phê duyệt trước trên sông, nhất là đối với những hộ dân đã xây dựng kè. Cùng với đó, để kè bao quanh bán đảo Thủ Thiêm được đồng bộ thì chủ đầu tư và Ban Quản Lý Thủ Thiêm sẽ cần phối hợp với chủ đầu tư các dự án đĩa ốc ven sông Sài Gòn.
>>>> Tham khảo thêm
>>>> hào kỹ thuật
>>>> cống hộp
>>>> cống tròn
Bình luận từ Facebook
Phản hồi